您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo Cruz Azul vs Puebla , 06h00 ngày 26/1: Chủ thắng trận, thua kèo
NEWS2025-02-01 13:59:05【Bóng đá】9人已围观
简介 Linh Lê - 24/01/2025 22:28 Mexico lich bonglich bong、、
很赞哦!(6779)
相关文章
- Nhận định, soi kèo nữ Santos Laguna vs nữ Juarez, 10h00 ngày 28/1: Chủ nhà kém cỏi
- Khu vườn 400m² la liệt rau xanh, quả sạch, gà xịn giữa Thủ đô
- Dự án đặc biệt giúp người khiếm thị chạy marathon
- Đã cho tiền xây nhà, nay chú lại đòi chia thừa kế
- Nhận định, soi kèo Club Leon vs Guadalajara, 10h00 ngày 29/1: Bất ngờ từ đội khách
- Ukraine công bố tổn thất của Nga, nhận robot quân sự từ Cộng hòa Czech
- Điểm sàn Trường Đại học Sài Gòn năm 2021
- Điểm sàn Trường Đại học Kinh tế TP.HCM năm 2021 có 3 mức
- Nhận định, soi kèo Gresik United vs Persibo, 15h00 ngày 28/1: Khách thất thế
- Lý do binh sĩ Ukraine phải bỏ lại xe quân sự để đi bộ trên tiền tuyến
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo nữ Necaxa vs nữ Pumas UNAM, 7h00 ngày 28/1: Khách lấn chủ
Gặp tai nạn giao thông, cô giáo Nguyễn Thị Bình bị chấn thương nặng. Trưa ngày 28/11/2022, trên đường đi dạy học về, chị Bình phanh gấp tránh dây buộc kéo xe ô tô giữa đường khiến ngực đập mạnh vào đầu xe máy, ngã ra đường bất tỉnh.
Tại Bệnh viện đa khoa huyện Anh Sơn, bác sĩ kết luận chị bị vỡ tuỵ, chuyển tuyến lên bệnh viện tỉnh. Sau 1 tháng điều trị tại đây, chị Bình có dấu hiệu kháng thuốc khiến tình trạng trở nên phức tạp, buộc phải chuyển ra bệnh viện tuyến trung ương.
Tại BV Việt Đức (Hà Nội), qua chụp chiếu, các bác sĩ phát hiện chị còn bị áp xe đại tràng nên chỉ định mổ cắt một phần đại tràng và tụy gấp. Sau ca phẫu thuật, chị tiếp tục phải điều trị theo phác đồ.
Cho đến nay, dẫu tình hình đã được kiểm soát song sức khỏe của chị Bình vẫn rất yếu. Thêm vào đó, chi phí điều trị rất tốn kém vì chị chỉ được bảo hiểm y tế hỗ trợ 80%. Phác đồ còn có nhiều loại thuốc nằm ngoài danh mục bảo hiểm chi trả.
Gia đình anh Trung, chị Bình vốn khó khăn. Anh Trung là quân nhân chuyên nghiệp, thường xuyên xa nhà để tham gia xây dựng các công trình quốc phòng. Chị Bình gắn bó với nghề giáo viên Hoá Sinh tại trường THCS Vĩnh Sơn (huyện Anh Sơn) đã nhiều năm. Trường cách nhà chỉ 5km giúp chị có thêm điều kiện chăm sóc con cái. Tuy nhiên, do nuôi con nhỏ và mẹ già đã ngoài 80 tuổi, thu nhập của cả hai chỉ đủ tằn tiện trang trải cuộc sống chứ không dư giả.
Thời điểm hiện tại, tổng số tiền chữa bệnh của chị Bình đã lên đến hơn 200 triệu đồng, phần lớn là do vay mượn anh em, hàng xóm. Anh Trung cho hay số tiền vay được này sắp cạn, anh chưa biết sẽ phải xoay sở ra sao những ngày sắp tới.
"Tôi kháng thuốc, lại phẫu thuật rồi điều trị lâu quá, gia đình chắc hết cách rồi", người phụ nữ khốn khổ thều thào.
Phòng CTXH Bệnh viện Việt Đức xác nhận: Bệnh nhân Nguyễn Thị Bình (42 tuổi) bị tai nạn giao thông chấn thương Tụy độ 2. Chồng làm bộ đội hiện đang xin nghỉ không lương. Nhà có 2 con nhỏ đang ở độ tuổi đi học (lớp 10 và lớp 5) hiện do ông bà nội chăm sóc. Chi phí điều trị của bệnh nhân đã tốn kém gần 200 triệu đồng. Mong rằng các nhà hảo tâm chia sẻ, động viên để gia đình vượt qua hoạn nạn.
">Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp:Anh Nguyễn Văn Trung, Tổ dân phố 3, số nhà 53, thị trấn Anh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Số điện thoại: 0919577015.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2023.033(chị Nguyễn Thị Bình)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081.
Cô giáo ở Nghệ An bị tai nạn cần được giúp đỡ
Hiên phát hiện mắc bệnh ung thư máu khi đang là sinh viên năm thứ 5 ĐH Y Hà Nội. (Ảnh: NVCC) Khi chỉ còn 1 năm nữa là tốt nghiệp, ước mơ trở thành bác sĩ Nhi khoa đang trong tầm với, bất hạnh ập xuống cô nữ sinh vượt khó. Tháng 7/2022, em liên tục đau đầu, lên cơn sốt triền miên. Qua kiểm tra, bác sĩ phát hiện có tế bào lạ trong máu, đề nghị Hiên chuyển ngay đến Viện Huyết học và truyền máu Trung ương điều trị.
Thế nhưng, thời điểm đó, Hiên sợ lỡ kỳ thi cuối kỳ, xin bác sĩ cho thêm thời gian. Không động viên được em, phía bệnh viện đành liên hệ với bố của Hiên để khuyên gia đình thuyết phục.
Ngày nhận tin mình mắc bệnh ung thư máu, cô gái nhỏ suy sụp. Nghe bác sĩ nói căn bệnh có thể đáp ứng tốt hóa chất, sau khi được ghép tế bào gốc có thể chữa khỏi hoàn toàn, Hiên chấp nhận nhập viện. Bố em động viên:"Con cố gắng chăm lo cho sức khỏe. Cơ hội quay lại trường học vẫn còn cơ mà”. Nghe lời bố, Hiên đến trường bảo lưu kết quả học tập trong sự luyến tiếc.
Cần thêm 200 triệu để có thể ghép tế bào gốc
Những đợt truyền hóa chất khắc nghiệt khiến cơ thể gầy gò của Hiên chịu nhiều tác dụng phụ, có lúc sức khỏe suy kiệt. May mắn, em vẫn giữ trong mình nghị lực phi thường suốt 6 tháng qua. Hiện bệnh tình có nhiều tín hiệu khả quan.
Ngày 9/2 tới đây, Hiên đủ điều kiện được ghép tế bào gốc, chi phí lên tới 1 tỷ đồng. Nghe khoản tiền lớn, gia đình em như rụng rời chân tay. Bởi, để lo cho con chữa bệnh thời gian qua, bố mẹ em đã vay nợ rất nhiều tiền. Hiên chỉ được bảo hiểm hỗ trợ 80% chi phí, 20% còn lại phải tự xoay sở. Chưa kể, những đợt thuốc nằm ngoài danh mục bảo hiểm lên đến 10 triệu đồng/đợt cũng là gánh nặng lớn.
Toàn bộ 200 triệu đồng gia đình được đền bù đất ruộng, cộng thêm 600 triệu đồng bạn bè và thầy cô ở trường Đại học, trường cấp 3 kêu gọi hỗ trợ, Hiên vẫn còn thiếu 200 triệu đồng nữa mới đủ chi phí ghép tế bào gốc. Trong khi đó, ngày phẫu thuật đang đến rất gần. Hơn lúc nào hết, cô nữ sinh đang cần lắm một “phép màu”, giữ lấy sự sống mong manh cho mình.
Cán bộ Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng xác nhận, hoàn cảnh gia đình em Nguyễn Thị Hiên rất khó khăn. Bố mẹ là lao động tự do, thu nhập bấp bênh. Dưới Hiên còn 4 người em nữa đang trong độ tuổi đi học.
Từ tháng 7/2022 đến nay, chi phí điều trị bệnh cho Hiên hết khoảng 70 triệu đồng. Chi phí ghép tế bào gốc khoảng 1 tỷ đồng. Gia đình cố gắng vay mượn, xoay sở cũng không thể lo được. Rất mong qua Báo VietNamNet, em Hiên sẽ có cơ hội thực hiện ca phẫu thuật sắp tới.
“Mấy năm Đại học em đều cố gắng để tương lai có thể trở thành bác sĩ nhi khoa. Em thích trẻ con lắm, nghĩ đến các cháu nhỏ bị bệnh em lại thấy thương", Hiên trải lòng. Mong sao em có đủ dũng cảm và may mắn để chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo.
">Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp:Em Nguyễn Thị Hiên, ở Ngõ 60 Nguyễn Chí Thanh, thôn Trác Bút, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Số điện thoại: 0977279387.
Hoặc chú Nguyễn Đình Lệ (bố em Hiên): 0375812677
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2023.028(em Nguyễn Thị Hiên)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản:0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081.
Nữ bác sĩ tương lai cần lắm 200 triệu đồng chữa bệnh ung thư máu
- Nhiều gia đình có con nhỏ có thể gặp hiện tượng trẻ thường đổ lỗi cho các em bé hơn khi lỡ làm sai điều gì đó.
Theo các chuyên gia, đây là một phần thường thấy trong giai đoạn phát triển của trẻ.
Tuy nhiên, nếu như cha mẹ không can thiệp thì hành vi tương tự có thể sẽ ngày một leo thang, và thậm chí ảnh hưởng tới các bé nhỏ hơn.
Dưới đây là những cách thức để cha mẹ có thể xử lý khi bé lớn đổ lỗi cho các em bé hơn.
Bình tĩnh
Cha mẹ cần phải thật bình tĩnh, không nóng nảy trước hành vi nói dối hoặc đổ lỗi cho các em bé hơn của con.
Việc sửa đổi hành vi cho con không phải là chuyện đơn giản, trong khi đó nóng nảy có thể khiến cho chúng ta dần mất kiểm soát.
Phản ứng mạnh mẽ của cha mẹ sẽ làm tăng cảm xúc ở trẻ, điều đó sẽ cản trở trẻ học và xử lý thông điệp mà chúng ta muốn truyền đạt.
Thể hiện quan điểm
Hãy thể hiện cho trẻ thấy mình hiểu những điều trẻ làm là do không muốn bị phạt.
Nói rõ với con rằng, việc cha mẹ hiểu và đồng cảm với con không có nghĩa là cha mẹ đồng tình với cách hành xử đó của trẻ.
Điều này sẽ tạo cho con cảm giác là cha mẹ hiểu chúng muốn gì, từ đó trẻ sẽ dễ tiếp thu những lời cha mẹ dạy hơn.
Xem lại các quy tắc
Nếu như con phạm lỗi nhưng lại đổ tại cho các em nhỏ, hay nhắc con rằng đó là hành vi nói dối. Và bố mẹ đã có quy định hay hình phạt như thế nào về việc con nói dối.
Cùng với đó, phân tích cho con hiểu, nếu đổ lỗi cho em nhỏ, em cũng sẽ học theo và sau đó cũng có thể đổ lỗi ngược lại cho các anh chị lớn.
Hãy hỏi con, con sẽ nghĩ sao nếu như cha mẹ trừng phạt con trong khi lỗi lại là của các em.
A.B(Theo Parenting, Video: Super Nancy)
Cha mẹ nên xin lỗi con trẻ như thế nào cho đúng?
Nhiều bậc phụ huynh sẽ cảm thấy khó khăn khi thừa nhận những sai lầm của mình trước mặt con trẻ vì cho rằng, xin lỗi đồng nghĩ với sự yếu đuối, đầu hàng trước con.
">Con hay đổ lỗi cho em nhỏ, cha mẹ nên làm gì?
Kèo vàng bóng đá Aston Villa vs West Ham, 23h30 ngày 26/1: Khó tin The Hammers
Nhân viên của SriLankan Airlines đã cố gắng bắt chuột nhưng bất thành, sau đó họ phát hiện chúng chết trên khoang máy bay.
Một quan chức hàng không cho biết những chiếc máy bay này hiện đã được đưa vào sử dụng trở lại, nhưng việc dừng bay đã ảnh hưởng đến toàn bộ các lịch trình khách của hãng.
Ngoài ra còn có thông tin cho rằng sự vắng mặt của 15 nhân viên xử lý mặt đất cũng góp phần gây ra sự gián đoạn của hãng SriLankan Airlines.
Ba nhân viên đã nộp đơn xin nghỉ phép vào ngày 25/2, trong khi 12 người còn lại nghỉ không lý do.
Bộ trưởng Cảng, Hàng hải và Hàng không của Sri Lanka, ông Nimal Siripala de Silva cho biết rằng việc xuất hiện chuột trên máy bay gây tâm lý sợ hãi cho số ít nhà đầu tư đang quan tâm đến việc tiếp quản hãng SriLankan Airlines đang lỗ nặng này.
Hãng hàng không SriLankan Airlines đã lỗ lũy kế hơn 1,8 tỉ USD vào cuối tháng 3/2023. Ba máy bay khác, trong tổng cộng 23 chiếc của hãng này, bị tạm ngừng hoạt động hơn một năm. Lý do 3 chiếc này “đắp chiếu” là hãng không có ngoại hối để trả cho việc đại tu động cơ bắt buộc.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cơ quan đã cho Sri Lanka vay 2,9 tỉ USD trong 4 năm vào năm ngoái, đã nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp nhà nước như hãng hàng không này là gánh nặng lớn đối với ngân sách quốc gia.
Theo CNA
">Máy bay của hãng hàng không quốc gia 'đắp chiếu' 3 ngày vì có chuột
- Một trong những điểm mới Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện vào năm học tới đây đối với học sinh lớp 6 là thay đổi cách đánh giá, xếp loại học sinh. Nhiều giáo viên cho rằng, thông tư mới này mang lại nhiều điểm tích cực.
Học sinh không còn áp lực “phải giỏi toàn diện”
Thầy Phạm Quốc Việt, Hiệu trưởng Trường THCS Đội Bình (Ứng Hoà, Hà Nội) cho rằng, việc đánh giá học sinh không dựa trên điểm trung bình của tất cả các môn học như trước đây là một góc nhìn cởi mở.
“Với cách đánh giá trước đây, chỉ nhìn vào điểm tổng kết sẽ rất khó phát hiện ra học sinh nào mạnh ở môn học gì, thì theo cách đánh giá mới, giáo viên sẽ dễ dàng nhìn nhận được năng lực, xu hướng học tập của từng em. Điều này sẽ tạo điều kiện cho học sinh có thêm động lực học tập, được phát huy thế mạnh của bản thân”.
Như vậy, giờ đây, học sinh không nhất thiết phải đạt điểm tốt môn Toán hay Ngữ văn mới được đánh giá là giỏi, mà có thể phát triển theo những môn sở trường, năng lực riêng và được ghi nhận ở mọi năng khiếu.
Nhiều giáo viên cho rằng, với cách đánh giá mới, số lượng học sinh giỏi, học sinh xuất sắc giờ đây sẽ ít hơn và có sự phân hoá rõ ràng về năng lực thực sự.
Cô Trương Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng Trường THCS Nam Trung Yên cho rằng, cách xếp hạng mới loại bỏ được “làn sóng” phân biệt môn chính, môn phụ sẵn có trong tiềm thức của phụ huynh, học sinh.
Theo đánh giá học lực Giỏi trước đây, học sinh cần phải đạt trung bình các môn trên 8, trong đó có một trong 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Anh phải đạt từ 8 trở lên, không có môn nào dưới 6,5 điểm, thì Thông tư 22 yêu cầu phải có 6 môn đạt từ 8 phẩy trở lên, không môn nào dưới 6,5 điểm.
Cách đánh giá này, theo cô Hiền, sẽ đòi hỏi mức độ giỏi của học sinh chặt chẽ và đồng đều hơn, bởi với việc tính theo trung bình tất cả các môn, những môn cao vẫn có thể kéo điểm cho môn thấp để đạt trung bình chung trên 8.
Một điểm tích cực, cô Hiền cho rằng, quy định mới này không đề cập đến yêu cầu riêng cho các môn Toán, Văn, Anh. Do đó, giờ đây, vai trò của các môn học là bình đẳng như nhau.
Nhìn nhận rằng sẽ là áp lực nếu yêu cầu học sinh phải “giỏi toàn diện”, thầy Ngô Huy Tâm (Chủ nhiệm Chương trình Quốc tế Phenikaa School) cho hay, cách đánh giá này sẽ giúp giáo viên tìm ra chân dung học sinh với những điểm nhấn khác nhau, thể hiện rõ điểm vượt trội và thế yếu từng em, từ đó giúp giáo viên định hướng, hướng nghiệp một cách chính xác nhất.
Với chính sách này, theo thầy Tâm, Bộ GD-ĐT đang hướng tới việc hiện thực hóa mục tiêu phân hóa học sinh. Tuy nhiên, một câu hỏi lớn cần đặt ra khi thực hiện chính sách này là: “Vậy chúng ta sẽ dạy theo thế mạnh của học sinh hay sẽ giáo dục học sinh theo nhu cầu của xã hội?”.
“Giỏi phải thật giỏi, không đạt là… không đạt”
Từng là giáo viên dạy bậc THCS, ông Vương Văn Lâm (Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hoài Đức) đánh giá, những thay đổi trong thông tư mới sẽ giúp giảm bệnh thành tích; học sinh cũng có thêm động lực để cố gắng.
Cụ thể, so với cách xếp loại cũ, thông tư mới có thêm mức khen thưởng cho danh hiệu “Học sinh xuất sắc” đối với những em học sinh có kết quả rèn luyện Tốt, kết quả học tập Tốt và có ít nhất 6 môn trung bình trên 9.
Như vậy, số lượng học sinh giỏi, học sinh xuất sắc giờ đây sẽ ít hơn và có sự phân hoá rõ ràng về năng lực thực sự.
“So với trước đây, trong một lớp có nhiều học sinh chưa thật sự giỏi nhưng vẫn được khen thưởng, thậm chí nhiều em học không tốt vẫn được nhận giấy khen “Học sinh tiên tiến”,… điều này đã làm mất đi động lực phấn đấu và giá trị của những tấm giấy khen – vốn để động viên, tôn vinh những học sinh đặc biệt”.
Do đó, theo ông Lâm, với cách đánh giá tới đây, “học sinh giỏi là phải giỏi thật, không đạt là không đạt, cần phải tránh sự mập mờ theo kiểu động viên danh hiệu tiên tiến”.
Hiệu trưởng của một trường THPT tại Lào Cai cho biết, khi đọc thông tư này, điều ông đánh giá cao là sự thay đổi lớn về tư duy trong việc đánh giá kết quả rèn luyện lẫn học lực của học sinh, từ “Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém” sang “Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt”.
“Trước đây, chúng ta dùng một số điểm trung bình cuối cùng để đánh giá một học sinh là “Yếu, Kém”. Cách dùng này có phần mang tính dán nhãn nặng nề và gây ảnh hưởng đến tâm lý học sinh. Do đó, tôi cho rằng, việc dùng “Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt” sẽ mang tính trung lập hơn.
Khi học sinh nhận về mức đánh giá “Chưa đạt”, các em sẽ biết rằng mình còn những điểm cần phải cố gắng so với yêu cầu cần đạt của chương trình. Đối với một học sinh bị đánh giá là “Yếu, Kém”, tôi tin các em cũng mất hết động lực để phấn đấu và sẽ ảnh hưởng nặng nề cho những chặng đường phía sau”.
Cô Nguyễn Mỹ Hảo, Hiệu trưởng Trường THCS Nghĩa Tân cũng đồng tình với sự thay đổi này. Theo cô, cách dùng những từ ngữ như vậy sẽ khiến học sinh cảm thấy “dễ chịu” và đỡ áp lực hơn, từ đó khiến học sinh giỏi có thể phát huy thế mạnh, học sinh yếu cũng có thêm động cơ để phấn đấu”.
Cô Hảo cũng cho rằng, với cách đánh giá “Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt” sẽ không nặng nề chuyện đánh giá học lực mà phù hợp hơn cho việc đánh giá sự phát triển năng lực của từng học sinh.
XEM THÔNG TƯ 22 VỀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THCS, THPT
Thông tư 22 sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/9/2021 và sẽ triển khai năm đầu tiên với lớp 6. Từ năm 2022 – 2023 sẽ theo lộ trình áp dụng cho lớp 7 và lớp 10, sau đó năm học 2023 - 2024 sẽ áp dụng cho lớp 8 và lớp 11. Đến năm học 2024 - 2025 sẽ áp dụng với các lớp 9 và 12.
Thúy Nga – Ngọc Linh
Bỏ tính điểm trung bình tất cả môn học cấp THCS, THPT
Theo thông tư mới về việc đánh giá học sinh THCS và THPT, kết quả rèn luyện và học tập của học sinh trong từng học kỳ và cả năm học đều được đánh giá theo 4 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
">Thông tư 22 đánh giá học sinh THCS, THPT: Sẽ giảm bệnh thành tích?
Binh sĩ Israel có mặt tại nơi được cho là xưởng sản xuất vũ khí ngầm có quy mô lớn nhất của Hamas ở Dải Gaza. Ảnh: Reuters Theo hãng tin Reuters, hôm 8/1, quân đội Israel đã đưa một nhóm phóng viên đến thăm địa điểm này ở khu vực Bureij, nơi đã bị tàn phá nặng nề sau nhiều tuần Israel ném bom và giao tranh trên bộ với Hamas.
Nhiều loại ống kim loại và linh kiện cùng vỏ đạn được xếp chồng lên nhau trong khu xưởng, trong khi ở một khu vực khác có các giá kim loại dài chứa tên lửa, và thang máy dẫn xuống đường hầm.
"Từ thang máy, Hamas chứa tên lửa ở một nơi an toàn, và sau đó vận chuyển xuống các khu vực khác bên trong hệ thống đường hầm. Một nơi được dùng để chế tạo tên lửa, còn nơi khác để phóng”, phát ngôn viên quân đội Israel Daniel Hagari nói.
Xưởng chế tạo vũ khí ngầm ở khu vực Bureij là địa điểm mới nhất trong một loạt công trình đường hầm rộng lớn của Hamas bị quân đội Israel phát hiện, kể từ khi Israel triển khai chiến dịch tấn công trên bộ ở Dải Gaza sau cuộc tấn công bất ngờ vào ngày 7/10/2023 của Hamas vào miền nam Israel.
Giới chức Israel cáo buộc Hamas cố tình bố trí cơ sở hạ tầng quân sự bao gồm các đường hầm trong khu vực dân sự để gây khó khăn hơn cho quá trình tấn công của Israel. Tuy nhiên, Hamas đã phủ nhận cáo buộc, và cho rằng Israel đã tấn công các mục tiêu dân sự một cách bừa bãi.
Theo các quan chức y tế Palestine, xung đột giữa Israel – Hamas đã khiến hơn 22.000 người ở Dải Gaza thiệt mạng, và phần lớn trong số 2,3 triệu người ở vùng đất này buộc phải rời bỏ nhà cửa đến một khu vực nhỏ ở phía nam.
Trong khi đó, cuộc đột kích của các tay súng Hamas vào miền nam Israel hồi tháng 10/2023 đã khiến hơn 1.200 người thiệt mạng, và khoảng 240 người khác bị bắt làm con tin.
Israel không dừng chiến dịch ở Dải Gaza, cảnh báo 'rắn' với Hezbollah
Thủ tướng Israel Netanyahu khẳng định sẽ không dừng chiến dịch quân sự ở Dải Gaza, cảnh báo lực lượng Hezbollah nên "rút ra bài học" từ những gì đã xảy ra với Hamas.">Bên trong xưởng chế tạo vũ khí ngầm lớn nhất ở Gaza bị Israel phát hiện